(PL+)
- Cho bạn mượn ô tô, ông An bất ngờ phát hiện chiếc xe đã được cơ quan chức năng
cấp đăng ký cho người khác dù đang giữ đăng ký gốc.
Ông
Nguyễn Ngọc An (SN 1960), trú tại Phường Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội rất bức xúc
về việc cho người khác mượn xe, nhưng không hiểu sao bằng cách nào chiếc xe bị
"hô biến", sang tên đổi biển cho người khác một cách "trơn tru", dễ dàng. Trong
khi đó, giấy đăng ký gốc về chiếc xe của ông thì gia đình vẫn đang giữ.
Trong
đơn gửi tới tòa soạn Phapluatplus.vn, ông An cho biết, năm 2006, ông có mua một
chiếc xe ô tô con màu vàng, nhãn hiệu Mitsubishi 8 chỗ để sử dụng cho công việc
gia đình.
Phương
tiện trên có số máy 0607A, số khung 51002384, đăng ký lần đầu ngày 21/12/2006,
biển kiểm soát 30H-0120 do Công an TP Hà Nội cấp.
Ông Nguyễn Ngọc An trình bày với PV Phapluatplus.vn.
“Do không có nhu cầu sử dụng, năm 2011 tôi có cho anh Lê Mạnh Hùng (SN 1975, trú tại số 2 tập thể X4, tổ 49 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) mượn. Cùng với đó, hai bên thỏa thuận, mỗi tháng anh Hùng trả cho tôi 1.500.000 đồng.”
Theo ông An thì do việc làm ăn gặp nhiều khó khăn nên trong năm 2011 anh Hùng không trả được tiền và có viết giấy nhận nợ số tiền 150.000.000 đồng/10 tháng. Hùng cũng hẹn đến ngày 31/5/2013 sẽ thanh toán đầy đủ số tiền trên, đồng thời bàn giao chiếc xe lại cho chủ nhân.
Sau đó, ông Hùng bất ngờ rời khỏi nơi cư trú, khiến ông An không thể liên lạc được. Nghi ngờ Hùng có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, ông đã làm đơn trình báo sự việc cho cơ quan chức năng đề nghị can thiệp.
Đăng ký xe gốc ông An vẫn đang giữ, tại sao cơ quan chức
năng lại sang tên, đổi biển cho người khác một cách dễ dàng như vậy?
Đồng thời, chủ nhân của chiếc xe cũng yêu cầu cơ quan chức năng TP Hà Nội đăng cảnh báo về việc không làm thủ tục đăng ký, sang tên, đổi chủ với chiếc xe trên.
“Tuy nhiên, đến tháng 6/2016, quá trình tìm hiểu, tôi được biết hiện chiếc xe của tôi đã được Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội làm thủ tục sang tên cho người khác với biển kiểm soát mới là 30A – 274.77, người đứng tên là Nguyễn Văn L. ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Trong khi đó, đăng ký xe hiện tôi vẫn đang giữ và tôi không hề làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng cho bất kỳ ai.”
Hiện chiếc xe đã được sang tên, đổi biển cho người khác
sử dụng nhưng số khung và số máy vẫn trung khớp với đăng ký của ông
An.
Quá trình tìm hiểu sự việc, PV đã tiến hành tra cứu thông tin biển số xe trên trang thông tin của Cục Đăng Kiểm Việt Nam thì được biết, phương tiện mang BKS 30A-274.77 có nhiều thông số trùng với đăng ký xe ô tô cũ mà ông An đang cầm do Công an TP Hà Nội cấp.
Theo thông tin tra cứu thì phương tiện BKS 30A-274.77 là chiếc xe nhãn hiệu MITSUBISHI 8 chỗ có Số khung: RLA00VB2W51002384 và Số máy: 4G63RZ0607A. Ngày kiểm định của chiếc xe là 08/07/2016 và lần nộp phí sử dụng đường bộ gần nhất là 08/07/2016.
Được biết, quy trình quản lí, mua bán phương tiện được cơ quan Công an thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Vậy tại sao một phương tiện có giá trị lại có thể dễ dàng được "hô biến", sang tên đổi biển cho chủ nhân khác một cách dễ dàng như vậy? Có hay không việc cơ quan cấp phép "tiếp tay" cho vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên.
Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin.
Liện
Tục Làm Bậy... Rồi Lại Làm Bậy
(PLO)- Hai bên đang nói chuyện, vị thiếu tá công an bất
ngờ ngã ra đường, liên tục kêu “ối, ối”. Ngay lập tức, một số tiếng hô “bắt,
bắt” vang lên, hai công an khác chạy tới rồi khống chế người đàn ông.Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài gần hai phút, ghi lại cảnh “đôi co” giữa một chủ phương tiện được cho là vi phạm giao thông và một cán bộ công an phường. Sự việc xảy ra khoảng 2 giờ sáng 13-5, tại đoạn đường Nguyễn Trãi (thuộc phường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội).
Đang nói chuyện, tự nhiên bị ngã
Theo nội dung clip, một người đàn ông và một thiếu tá công an đang đôi co với nhau về việc công an giữ giấy tờ xe của anh này. Cuối đoạn clip, thiếu tá công an và chủ phương tiện đứng đối diện nhau tại vị trí gần cabin bên trái xe ô tô, tiếp tục “đôi co”.
Tuy nhiên, khi chủ phương tiện vừa đưa tay của mình nắm vào cánh tay trái của cán bộ công an đang nói chuyện với mình thì bất ngờ vị này ngã ngửa xuống đường, kèm theo đó là tiếng kêu “ối, ối”. Cùng lúc, chủ phương tiện cũng bị kéo theo, ngã dúi dụi. Ngay lập tức, một số tiếng hô “bắt, bắt” vang lên, hai người mặc sắc phục công an bên cạnh lao đến khống chế chủ phương tiện...
Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng cố sức gánh hai hạt vừng
Ngay khi đăng tải, đoạn clip được chia sẻ với tốc độ
chóng mặt trên các diễn đàn mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng thiếu tá công an
trong clip đã “giả vờ” ngã. Một số khác thì lo lắng cho người đàn ông là chủ
phương tiện có thể sẽ bị xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ...Khom lưng cố sức gánh hai hạt vừng
Cú ngã do trượt chân
Liên quan đến thông tin trên, sáng 19-5, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Trung tá Nguyễn Hữu Long - Trưởng Công an phường Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) xác nhận vị cán bộ công an trong clip nói trên là cán bộ công an phường này - Thiếu tá Đặng Quốc Phong.
Theo đó, vào đêm 12 rạng sáng 13-5, tổ công tác do Thiếu tá Đặng Quốc Phong - Tổ trưởng tổ trật tự dẫn đầu đi kiểm tra tình hình trật tự trên địa bàn phường. Khi tới đoạn số 6 Quang Trung thì phát hiện quán ăn có năm bàn bày ra vỉa hè và một chiếc ô tô đỗ dưới lòng đường sau biển báo cấm dừng đỗ. Tổ công tác đã kiểm tra và yêu cầu chủ quán thu dọn bàn ghế.
Tuy nhiên, một trong năm bàn khách vẫn ngồi lại. Khi tổ công tác kiểm tra chiếc ô tô đỗ sai quy định, một người đàn ông đang ngồi bàn nhậu ra xuất trình giấy tờ. Người này được xác định là ông T. - chủ phương tiện vi phạm.
Khi kiểm tra xong, lực lượng công an lập biên bản xử lý hành chính nhưng ông T. không đồng ý mà yêu cầu trả lại giấy tờ. Quá trình giải quyết, ông T. đã có hành vi cản trở tổ công tác. Tuy nhiên, hành vi này chưa đến mức phải xử lý hành chính hay hình sự nên hiện tại công an phường chỉ xử phạt vi phạm hành chính về lỗi đỗ xe không đúng nơi quy định đối với chủ phương tiện.
(ảnh cắt từ clip).
Nói về cú ngã của Thiếu tá Đặng Quốc Phong trong đoạn clip, ông Nguyễn Hữu Long cho hay theo bản tường trình báo cáo của Thiếu tá Phong, cán bộ này ngã là trượt chân chứ không có việc ông T. đẩy ngã. Sau đó, do các cán bộ trong tổ công tác tưởng rằng chủ phương tiện đẩy ngã Thiếu tá Phong nên đã khống chế, đưa chủ phương tiện về trụ sở để làm rõ.
Tại trụ sở công an, ông T. đã đồng ý ký vào biên bản và cũng công nhận là Thiếu tá Phong bị trượt chân ngã.
"Bên chính trị hậu cần đã vào cuộc, kết quả thật hay giả sẽ được làm rõ, nếu có sai phạm, họ sẽ xử lý nghiêm. Cũng cần thông cảm cho lực lượng công an phường, với cường độ làm việc vô cùng nặng, lúc đó đã hơn 2 giờ sáng, có thể yếu tố sức khỏe của anh em bị ảnh hưởng" - Trung tá Long nói và cho biết thẩm quyền xử lý thuộc cấp trên - "cấp trên sẽ xem xét tới tác phong, cử chỉ trong giao tiếp, nếu vi phạm thì bộ phận chuyên trách sẽ có quyết định".
Trao đổi về vụ việc này, Đại tá Vương Tiến Dũng, Trưởng Công an quận Hà Đông, cho biết sự việc đã được giải quyết xong, hai bên đã hòa giải. Quan điểm của công an quận là không bao che, nếu cán bộ có vi phạm hay tác phong chưa đúng thì sẽ kiên quyết xử lý.
TUYẾN PHAN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét