VĂN HÓA ẨM
THỰC
(Học ăn -
Học nói - Học gói - Học mở)
Bài
viết về cuộc trò chuyện của người bố và con trai rất hay! Qua đó tôi cũng đã tự
rút ra được kinh nghiệm cho mình
Các bạn thì sao?
Hồi mới lớn, tôi cũng không để ý gì tới những giá trị tưởng chừng nhỏ bé trong cuộc sống như cách ăn uống, nói năng,…
Hồi
đó tôi luôn quan niệm “Mình thích làm gì thì làm, ai nói gì mặc kệ”. Và những
hành động vô tư của tôi dần dần ảnh hưởng xấu đến nhân cách
Tôi
đưa bạn gái về nhà ra mắt, kết quả là ngay hôm đó bố đã nói với tôi: “Bạn gái
không có duyên với gia đình chúng ta!” Sau khi tiễn bạn gái ra về, tôi liền hỏi
bố, không ngờ một câu nói của bố đã khiến tôi ngạc nhiên vô cùng!
Hôm
nay cuối cùng thì tôi cũng đã dẫn bạn gái về ra mắt bố mẹ, trong lòng cảm thấy
rất căng thẳng, sợ bố mẹ không thích bạn gái của tôi. Sau khi về tới nhà, mẹ chỉ
kịp chào hỏi một chút rồi liền vội xuống bếp nấu ăn. Còn bố ở trong phòng đọc
sách sau khi chúng tôi vào chỉ gật đầu và ở trong đó mãi cho đến khi dùng bữa
mới ra.
Bố
vốn ít nói, giờ ăn chỉ lặng lẽ nghe chúng tôi nói chuyện. Tôi lo lắng bố mẹ
không thích bạn gái, vì vậy trong lúc nói chuyện luôn tìm cách để bạn gái và bố
mẹ có thể thân mật nói nhiều với nhau hơn, thế nên trong bữa ăn chúng tôi và mẹ
có thể nói rôm rả với nhau.
Sau
khi tiễn bạn gái ra về, bố nói: “Bạn gái của con không có duyên làm con dâu nhà
chúng ta đâu.“
Tôi
ngạc nhiên, bạn gái là do một người bạn giới thiệu cho tôi, hơn nữa hàng ngày
tiếp xúc với nhau cô ấy như thế nào tôi cũng rất rõ.
“Bố,
sao bố lại nói như vậy ạ?“
Bố
nói: “Từ cách ăn, cơ bản là có thể đoán được bạn gái con là người như thế nào.
Khi bạn gái con gắp thức ăn có một thói quen xấu, đó là thường lật thức ăn ở
dưới đĩa lên vài cái rồi sau đó mới gắp, đối với thức ăn yêu thích, lại càng lật
đi lật lại nhiều hơn, giống như coi đĩa là cái chảo đang muốn xào nấu thức ăn
một lần nữa.“
Tôi
không đồng ý và cho rằng: “Mỗi người có những thói quen khác nhau, có người thì
thích từ tốn ăn từng miếng bé một, có người lại thích ngấu nghiến ăn miếng
lớn.“
Bố
thở dài lắc đầu và nói: “Nếu như một người mà cuộc sống khốn khó, đối diện với
một đĩa thức ăn thơm ngon, ăn uống không nho nhã thì có thể thông cảm được, thế
nhưng bạn gái con vốn là người kinh doanh, cuộc sống vật chất đầy đủ, nhưng lại
ăn uống như vậy, điều này cho thấy đây là một người ích kỉ, lòng dạ hẹp hòi. Ở
trước đĩa thức ăn, không hề chú ý đến cảm nhận của người khác, dùng đũa lật đi
lật lại trong đĩa, nếu như đối mặt với sự mê hoặc về lợi ích, người này nhất
định sẽ không từ thủ đoạn mà chiếm bằng được cho bản thân.“
Tiếp
đó, bố còn kể lại cho tôi câu chuyện của ông lúc còn nhỏ.
Khi
bố 5 tuổi, ông nội đã qua đời, người mẹ quả phụ và đứa con sống những ngày tháng
khốn khó, cơm thường không đủ ăn.
Có
đôi lúc đến nhà họ hàng cùng dùng bữa, trước đó bà nội thường dặn đi dặn lại:
“Con trai, khi ăn cơm nhớ phải chú ý cách ăn uống, không nên chỉ độc chiếm gắp
những thức ăn mà con thích, như vậy mọi người sẽ chê cười. Mặc dù chúng ta
nghèo, thế nhưng cũng phải biết chừng mực.“
Lời
dặn của bà nội, bố luôn ghi nhớ trong lòng, cho dù trước mắt đầy những thức ăn
ngon, bố cũng vẫn nhớ chú ý, tự kiềm chế ăn uống chừng mực.
Bố
nói: “Không nên chỉ coi nhẹ tình tiết nhỏ đó, bởi vì hành động cầm đũa gắp thức
ăn như thế nào của một người cũng có thể nhìn ra được phẩm chất và tính cách của
người đó.“
Sau
này một sự việc đã xảy ra, chứng minh cho những lời của bố nói là đúng, đó là
bạn gái của tôi do gặp được một người giàu có kiếm được nhiều tiền hơn mà chia
tay tôi, nghĩ đến nếu không có những lời nói của bố lúc bấy giờ, có lẽ đến bây
giờ tôi vẫn cứ ôm giữ nỗi buồn mãi trong lòng không thôi.
Từ
đó về sau, tôi luôn ghi nhớ lới của bố: “Cần nuôi dưỡng phẩm chất làm người, bắt
đầu từ hành động cầm đũa đơn giản trong bữa ăn.“
Câu
chuyện mặc dù ngắn nhưng cho chúng ta biết rằng thông qua những cử chỉ dù rất
nhỏ, cách ứng xử hàng ngày của mỗi người đều lộ ra tính cách của người ấy!
Không
chỉ như vậy, nếu hàng ngày chúng ta không học hỏi, chỉnh sửa những khiếm khuyết,
chú ý tu dưỡng và hoàn thiện bản thân sẽ tạo ra những thói quen xấu ảnh hưởng
đến hình ảnh của mình trong cộng đồng, xã hội, hệ lụy cho tương lai...
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của phương tiện truyền thông và dịch vụ di chuyển, các nơi xa xôi nhất của hành tinh như được thâu ngắn lại và con người có cơ hội gần gũi và giao dịch với nhau nhiều hơn trước. Càng gần nhau, càng thêm hiểu biết nhau, con người càng cần tới những phép tắc lịch sự để mọi người đều được sống thoải mái, thân thiện và quí mến nhau hơn.
Phép lịch sự là một vật quí luân chuyển trong dòng đời, mỗi thời đại có một cách riêng, nhằm mục đích giúp cho người ta làm việc, sinh hoạt, giao tiếp thế nào để thu được tình cảm của người đối diện với mình, của những người ở xung quanh mình và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Phép lịch sự cần cho mọi người, ở mọi lúc, mọi nơi. Nói chuyện với một em bé cũng phải tỏ vẻ trân trọng chẳng khác gì đối với một quan tòa; với trí thức cũng như với viện sĩ hàn lâm; với phụ nữ cũng giống như đối với người cựu chiến binh, nếu không sẽ làm cho người ta phiền lòng vì bị tổn thương.
Từ việc nhỏ nhặt như chọn một mẩu giấy viết thư cho bè bạn đến những hoạt động có tầm vóc lớn lao trong lĩnh vực văn hóa, ngoại giao... đều cần có phép lịch sự.
Bởi vậy, ngẫm câu nói cổ nhân "Học ăn - Học nói - Học gói - Học mở" thật sâu rộng!
Tổng giám mục, nhà thần học, nhà thơ và nhà
văn Fénélon từng nói : “Chính đức hạnh mới làm nên cái lịch sự cao
quí”.
Theo langnhincuocsong (daikynguyenvn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét