Cậu bé vẽ phấn tiên như
thôi miên người xem
Người xem phải thốt lên: "Đẹp quá,
như hình thật vậy!" khi xem những bức tranh vẽ bằng phấn tiên của cậu bé Đại
Phát (sinh năm 1994) ở Củ Chi.
Dù chưa qua bất kì trường lớp nào
nhưng cậu lại cho ra đời rất nhiều tác phẩm đẹp, hút người nhìn. Ngôi nhà của Lê
Đại Phát (sinh năm 1994) nằm trong một con hẻm nhỏ ở huyện Củ Chi. Ngôi nhà chỉ
rộng khoảng 20m2 cho 5 người ở nhưng lại được trưng bày rất nhiều tác phẩm vẽ
bằng phấn tiên của cậu.
Lê Đại Phát đang dùng phấn tiên vẽ
dang dở bức hoạ chân dung Leonardo da Vinci
Sinh ra trong một gia đình lao động
rất bình thường, bố là thợ cơ khí, mẹ là thợ may nhưng bộ môn vẽ phấn tiên lại
đến với Phát như một cái duyên. Trong một lần tình cờ xem được đoạn clip trên
internet, cậu thấy mê và mò mẫn học theo.
Thời gian đầu luôn là giai đoạn khó
khăn nhất cho bất kì ai khi bắt đầu tập tành một môn nghệ thuật. Không có thầy
cô, không có bạn bè hướng dẫn, Phát cặm cụi vẽ nhưng rồi chẳng có bức tranh nào
hoàn thành xong.
Vì nhà không có điều kiện lại rất
xa trung tâm nên Đại Phát phải tự tìm kiếm những chất liệu phù hợp với thể loại
vẽ phấn tiên. Vẽ lên gỗ, rồi vẽ lên giấy, nhưng điều thất bại cả vì không đúng
chất liệu và cách vẽ nên những bức tranh ban đầu cứ méo xẹo, theo thời gian cứ
lem luốc và ẩm mốc dần.
Thấy vậy, mẹ Phát lại ngăn: "Thôi,
dẹp đi con ơi, mình không năng khiếu, chả phải nhà nòi lại không có ai dạy thì
vẽ vậy đến bao giờ mới thành công".
"Nghe mẹ la suốt rồi quen", cậu chỉ
cười và tiếp tục tập tành vẽ, dần dần cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn cho
lúc phác họa, lên màu, Phát chia sẻ. "Phải đến hơn 1 năm sau những bức tranh vẽ
bằng phấn tiên mới đẹp lên và dần hoàn thiện.", Phát nói.
Để hoàn thành một bức tranh vẽ phấn
tiên cỡ lớn, Phát phải mất hơn 2 ngày
Tác phẩm vẽ phấn tiên ghi lại dấu
ấn sâu đậm nhất trong Phát là chân dung của đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỉ
niệm 1 năm ngày mất của vị anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, do lần đầu tiên vẽ chân
dung trên khổ giấy lớn 80x110 cm nên Đại Phát không thể hoàn thành bức tranh
đúng với tiến độ bản thân đã đề ra trước đó.
Cậu cho rằng, đó chẳng phải là tác
phẩm cậu cảm thấy hài lòng nhất bởi vì "những bức tranh là xâu chuỗi của những ý
tưởng và mạch cảm xúc. Hoàn thành xong tác phẩm này thì sẽ có những ý tưởng và
mạch cảm xúc mới mẻ hơn xuất hiện, và khi đó, lại cho ra đời những tác phẩm đẹp
hơn, ấn tượng hơn".
Trong căn gác nhỏ được tận dụng
thành phòng ngủ riêng được Phát treo rất nhiều tác phẩm vẽ phấn tiên của cậu.
Cậu cho biết: "Em xem nó như một phòng trưng bày nhỏ nên tác phẩm nào hoàn thành
thì lại treo vào để ngắm và rút kinh nghiệm cho tác phẩm sau". Có rất nhiều thể
loại trong gian phòng ngủ thu nhỏ ấy, tranh tự họa, tranh chân dung, tranh phong
cảnh và không chỉ riêng gì phấn tiên mà cậu còn thử ở nhiều thể loại màu khác
nữa.
Căn gác nhỏ đươc tận dụng là nơi
trưng bày những tác phẩm vẽ phấn tiên của Phát
Phát thích nhất là dùng phấn tiên
để vẽ tranh: "Với những màu khác, khi ta vẽ, có thể pha màu bên ngoài rồi mới
đặt cọ lên giấy nhưng với phấn tiên, việc đó diễn ra ngay trên bức vẽ". Vì vậy,
người vẽ phải "cảm" được chính xác màu sẽ như thế nào trong mỗi lần đặt nét phấn
vì sai lệch một tí thôi cũng thay đổi hoàn toàn bức tranh. Rồi cậu nghiệm ra
rằng mình chỉ thích mỗi thể loại vẽ chân dung bằng phấn tiênvì mỗi chân dung sẽ
toát lên cảm xúc riêng, có rất nhiều biểu cảm trên chân dung của một người, cái
gì đó sâu thẳm và khó tả".
Ước mơ của cậu là trở có thể trở
thành một thầy giáo dạy vẽ và có một không gian nho nhỏ để treo những bức tranh
của mình cho mọi người đến tham quan.
Mỗi lần muốn mua dụng cụ vẽ, cậu
phải lặn lội lên trung tâm thành phố để lùng mua
Bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên
Giáp được cậu hoàn thành trong dịp kỉ niệm 1 năm ngày mất của vị anh hùng dân
tộc
Cậu đã từng thử ở nhiều thể loại
tranh vẽ khác nhau nhưng vẫn thích nhất là vẽ phấn chân dung bằng phấn
tiên
Mỗi nét vẽ đều phải tập trung vì
nếu sai thì sẽ đi lệch cả một tác phẩm
(một loại phấn màu còn được gọi là
pastel dùng để vẽ tranh, có hai loại: phấn khô và phấn dầu).
Đại Phát bắt đầu vẽ cách đây hơn 1
năm. Những tháng đầu tiên, Phát vẽ chủ yếu bằng chì màu và bút bi, chàng trai
sinh năm 1994 này mới chuyển sang vẽ phấn tiên được 3, 4 tháng nay. Một điều đặc
biệt nữa là những kiến thức về cách vẽ, phác thảo đều do Phát tự học, tự tìm
hiểu trên mạng.
Khoảng tháng 4 năm 2013, Đại Phát
bắt đầu cảm thấy đam mê vẽ và quyết định theo đuổi nó. Vì thời gian đó còn đi
học nên Phát không có nhiều thời gian dành cho việc vẽ. Vì chưa thạo các kĩ
thuật cũng như kiến thức về hội họa nên cậu bạn đã thi trượt Đại học Mỹ thuật
TP.HCM năm đó. Không từ bỏ, chàng trai này quyết định xin bố mẹ cho mình thêm
một năm ôn luyện.
May mắn khi bố mẹ Phát thông cảm và
luôn động viên cậu. Hằng ngày, Phát dành khá nhiều thời gian cho việc vẽ tranh,
vẽ đến mức… quên ăn quên ngủ. “Nhiều khi ngồi vẽ từ sáng, được một chút, nhìn
lên đồng hồ đã thấy 3, 4 giờ chiều” – Phát chia sẻ.
Lúc mới tập vẽ, ngày nào Phát cũng
lên mạng xem tranh của những người trong nghề, của những bạn trẻ cùng trang lứa.
Chưa hết, Phát còn thức đến 2, 3 giờ sáng lên Youtube xem clip vẽ để học hỏi.
Cậu nhớ lại: “Nhìn người ta vẽ đẹp mà mê, có khi mình vẽ tranh xong, tính đăng
hình lên Facebook, nhưng thấy hình các bạn khác vẽ đẹp quá nên lại thôi. Nhưng
rồi lại nghĩ: mình không cầm bút vẽ tiếp thì làm sao bằng người khác? Thế là
mình cứ đăng và thực hiện tiếp bài mới ngay sau đó”.
Dần dần, khi tay nghề bắt đầu khá
lên, Phát chuyển sang vẽ bằng phấn tiên. Thời gian đầu khá vất vả nhưng vì đã có
kiến thức nền tảng khi vẽ chì, bút bi nên việc thích ứng với chất liệu mới không
mất quá nhiều thời gian.
“Trước giờ mình đã thử vẽ qua khá
nhiều chất liệu, kiểu như đi tìm chất liệu mình thích nhất. Và giờ, mình quyết
định dừng lại ở phấn tiên” – Đại Phát chia sẻ. Những bức vẽ bằng phấn tiên sẽ
được chia bố cục và vẽ trên khổ giấy A1, mỗi bức vẽ nếu thực hiện liên tục sẽ
mất chừng 14 đến 15 tiếng để hoàn thiện.
Đến nay, Phát đã có trong tay hơn
10 tác phẩm vẽ bằng chất liệu phấn tiên. Giá trung bình mua nguyên vật liệu cho
mỗi bức vẽ (gồm phấn tiên, bảng gỗ,…) ước chừng 500 ngàn đồng. Mỗi ngày, Phát
dành khá nhiều thời gian cho việc vẽ, những lúc như thế, cậu bạn thường tập
trung cao độ trong không gian yên tĩnh.
Để có thể tự trang trải tiền mua
vật liệu vẽ mà không phải phụ thuộc vào bố mẹ, Phát đã tự nhận đặt hàng vẽ tranh
chì cho khách, mỗi bức được khoảng 150 ngàn, vẽ trong 2 đến 3 giờ đồng hồ. Tuy
nhiên, trong thời điểm hiện tại, Phát vẽ chủ yếu vẫn vì đam mê và mong muốn tiến
xa hơn trong hội họa chứ không phải vì tiền.
TH.
(Soha.vn) -
Những chàng trai này khiến dân mạng thích thú, sửng sốt trước bức vẽ chân dung
như thật bằng bút bi hay bút chì với bột than.
Nguyễn Hoàng Anh (sinh năm
1994)
50 giờ để hoàn thành bức
vẽ
Chàng trai Nguyễn Hoàng Anh (sinh
năm 1994) đã mất 50 giờ để hoàn thành bức vẽ cá nước mang tên Water Fishđược.
Bức vẽ này được thể hiện bằng bút chì và bột than.
Hiện nay Hoàng Anh đang học khoa
Đạo tạo Quốc tế, chuyên ngành Kiến trúc, ĐH Duy Tân, Đà
Nẵng.
Chàng trai 1994 này bật mí rằng đa
số cậu sử dụng chất liệu bút chì và than bột để vẽ, phần mắt cậu tập trung nhấn
mạnh nhất được vẽ từ màu chì màu marco.
Cách đây 4 năm, Hoàng Anh luyện vẽ
tĩnh vật để thi vào chuyên ngành Kiến trúc. Ban đầu cậu không nghĩ sẽ đi sâu vào
việc vẽ chân dung. Nhưng sau đó những bức vẽ chân dung về diễn viên nổi tiếng
nước ngoài khiến nhiều người ngạc nhiên.
Bradley Cooper- Diễn viên điện
ảnh Hollywood.
Loki Laufeyson: nhân vật phản
diện trong bộ truyện tranh nổi tiếng Marvel.
Chàng trai này tự mày mò xem cách
vẽ, hình ảnh trên youtube, tham gia các fanpage về vẽ nghệ thuật để học hỏi, tập
tành vẽ theo. Mỗi bức vẽ của Hoàng Anh đều thể hiện sự tỉ mỉ, kiên trì và đường
nét y như thực.
Ca sỹ nổi tiếng Bruno
Mars.
Chàng
trai 17 tuổi vẽ tranh như thật bằng bút bi
Cậu bạn 9x, Tuấn Bảo này bắt đầu vẽ
từ năm học lớp 8 và tham gia học các lớp vẽ nghệ thuật để có thể thi đại học
khối H vào trường ĐH Mỹ thuật và ĐH Dân lập Văn Lang.
Chàng trai trẻ tuổi này tâm sự rằng
ngoài vẽ bằng bút bi thì còn vẽ bằng bút chì, màu nước…Những bức vẽ của cậu bạn
được nhận xét là có hồn, giống như thực.
Việc vẽ bằng bút bi đòi hỏi người
vẽ phải thực sự tỉ mỉ, cẩn thận vì rất dễ hỏng hoặc mực bút bi khiến hỏng bức
vẽ. Mỗi bức vẽ bằng bút bi ít nhất mất khoảng 8 tiếng trên khổ
A3.
Hot girl Chi Pu được Bảo vẽ bằng
màu nước.
Đôi mắt có hồn của Tuấn
Bảo.
Những bức vẽ như
thật của anh chàng 9X Lào Cai
Mai Phương (Ảnh: NVCC)
Với những dụng cụ cơ bản như: bút
chì, thước, màu nước Lenin, bút bi, cọ vẽ,…anh chàng này có thể vẽ nên một bức
tranh chân dung sống động, đầy thần thái.
Nguyễn Trường Minh (sinh năm 1991) hiện đang sinh sống và làm việc tại Lào Cai. Tuy chưa qua một trường lớp đào tạo chuyên nghiệp nào, song các bức tranh chân dung vẽ bằng chì màu của anh chàng khiến nhiều người kinh ngạc.
Thích vẽ từ nhỏ nhưng cho đến khi
năm cuối đại học, Minh mới bắt đầu chính thức đến với công việc vẽ tranh. “Lúc
đó, sau khi thử vẽ một bức tranh chì màu (bức tranh cũng chỉ bình thường) mình
liên tiếp được nhiều bạn bè nhờ vẽ chân dung của họ. Càng ngày vẽ càng nhiều,
mình cũng yêu thích vẽ tranh từ lúc ấy đến tận thời điểm bây giờ”, Minh kể
lại.
Anh chàng chia sẻ thêm: “Ban đầu,
mình dự định thi vào đại học kiến trúc nhưng gia đình định hướng học kỹ thuật để
sau này dễ xin việc hơn. Sau khi tốt nghiệp, mình thấy nghề kỹ thuật không phù
hợp nên quyết định sẽ theo đuổi vì niềm đam mê của bản thân".
Với những dụng cụ cơ bản như: chì
macro khô 48 màu, bút chì koh, chì đức và giấy roki anh chàng này có thể vẽ nên
một bức tranh nghệ thuật sống động. Hàng loạt chân dung của nhiều hot girl, diễn
viên nổi tiếng như: Hot girl Khả Ngân, bé An Kỳ Nhĩ (Trung Quốc), hot girl
Yurisa (Hàn Quốc), diễn viên Song Hye Kyo, diễn viên Triệu Vi... qua bàn tay của
Trường Minh đã hiện lên một cách thần thái.
Thay vì theo những lớp đào tạo vẽ
tranh chuyên nghiệp, 9X luôn tự mày mò và học theo các clip trên mạng. Minh cho
biết, thời gian đầu anh gặp khá nhiều khó khăn trong công việc vẽ tranh. “Quãng
thời gian đó, mình đối mặt rất nhiều vấn đề, song chủ yếu là về tài chính. Vì
thu nhập không ổn định nên bản thân vẫn phải xin hỗ trợ từ gia đình. Thậm chí,
bản thân có lúc hoang mang rằng, quyết định đi đến công việc này là sự lựa chọn
đúng hay sai?”
Tuy nhiên, những tranh vẽ của Minh
sau khi đăng tải nhận được rất nhiều lời khen từ mọi người. Chính đó là nguồn
động viên, khích lệ để anh chàng có thêm động lực tiếp tục theo đuổi công việc
vẽ tranh.
Minh cũng chia sẻ, vẽ không chỉ
giúp bản thân anh thư giãn hơn trong mỗi ngày mà quan trọng hơn là anh được sống
với niềm đam mê của chính mình. “Vẽ tranh rèn luyện cho mình tính kiên nhẫn
trong công việc. Trong lúc vẽ, mình có thể nghe nhạc, nghe đài.. đó là một hình
thức thư giãn rất hiệu quả".
Để hoàn thiện một bức tranh, anh
chàng mất khoảng 5 tiếng đồng hồ, (mẫu đơn giản ít chi tiết có thể nhanh hơn).
Trong đó, bước quan trọng nhất là dựng hình. “Dựng hình là bước lấy bố cục vẽ
các đường bao bên ngoài để đánh bóng. Bước này quyết định hình dạng, tỷ lệ mẫu
vẽ, nếu sai một ít đã thay đổi cả bức tranh. Nếu bước này vẽ không tốt từ đầu
thì mình có đánh bóng đẹp, tỉ mỉ thì tranh vẫn không đẹp", Minh cho
hay.
Điều khó nhất khi vẽ một bức tranh
chân dung chì màu khó nhất là phần tả da mặt. Theo Minh, vì phần này mọi thứ đều
không rõ ràng nên cần rất nhiều thời gian điều chỉnh các sắc độ cho hợp
lý.
Theo học chuyên ngành Cơ điện tử
tại ĐH Kĩ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, song hiện tại công việc chính của Minh
là dạy vẽ tự do. “Công việc dạy vẽ rất khá thú. Ở đây, mình được làm quen với
rất nhiều bạn trẻ cùng sở thích. Hơn nữa, bản thân cũng cảm thấy vui hơn khi
được truyền lửa một phần niềm đam mê cho các bạn ấy. Do đó, đôi lúc cũng mệt
nhưng mình vẫn rất vui”.
Tài
Không Đợi Tuổi
Cả nhà đã phải ngỡ ngàng khi lần
đầu phát hiện ra hình ảnh này được vẽ trong vở của một cậu bé 15
tuổi
người Brazil.
Để thỏa lòng đam mê vẽ vời cũng như
sở thích xem hoạt hình, cậu bé đã tự tạo cho mình một bộ sưu tập hoàn
hảo.
Không thể ngờ một trang giấy trắng
có thể biến hóa thành những “tuyệt tác” vẽ 3D đáng kinh ngạc thế này từ tay một
cậu bé.
Các hình vẽ 3D khiến nhân vật sống
động như thật.
Vẽ từ nhân vật con
người…
Cho đến những hình ảnh biểu
tượng.
Chú Pikachu dễ
thương.
Vẽ bàn tay người trông y như
thật.
Cứ như có một cái hố giữa tờ giấy
vậy.
Chuột Jerry ở đây rồi, Tom đang nơi
đâu?
Lượn sóng trên mép
giấy.
Theo Một thế giới
0 nhận xét:
Đăng nhận xét