Giới
trẻ Việt Nam hiện xuống dốc... không phanh
Người
Bắc gọi là “phanh” do phiên âm tiếng Pháp “frein,” người miền Nam kêu là “thắng”
nhằm chỉ bộ phận dùng để giảm bớt tốc lực của một chiếc xe (như xe đạp, gắn máy
hay xe hơi... ) đang vận chuyển hoặc để “bắt” xe này dừng hẳn lại.
Một màn nhậu của giới trẻ trong một quán ăn tại Sài Gòn.
(Hoang Dinh Nam/ Getty Images)
Đặt
trường hợp một chiếc xe đang chạy hết tốc lực đồng thời lại xuống dốc mà trong
tình trạng phanh/thắng bị đứt, bị hỏng hay nói “đổ thóc giống ra ăn” xe lại
không có phanh... thì “chắc như đinh đóng cột” là người cưỡi xe (trường hợp đe
đạp, xe gắn máy) hoặc ngồi trong xe (trường hợp ô tô/xe hơi) nếu không chết thì
cũng bị thương.
Đặt
thí dụ cho... vui nhé - nhưng chẳng có nghĩa là tuyệt đối không có trên cõi đời
ô trọc này - một người trước khi ngồi lên xe hoặc chui vào xe, đã biết chắc chắn
xe này đã hư thắng hoặc không có phanh nhưng vẫn coi như pha, “vô tư” mà tiếp
tục làm theo ý định. Thử hỏi, kẻ này là... ai? Nếu không chán sống thì cũng
thuộc giới... mà nhẹ gọi là “mát dây mát rợ” hay “chạm điện” mà nặng thì chẳng
điên cũng khùng hoặc tối thiểu là ngu si, đần độn, dại dội, dốt nát đến “hết
thuốc chữa.”
Sức
mấy được tiếng “anh hùng” hoặc được gắn “anh dũng bội tinh.” Ấy vậy như trên vừa
nói, thời nào và ở đâu trên trái đất cũng vẫn có những “nhân vật” vừa tả; giới
nào cũng có, hạng tuổi nào cũng chẳng thiếu. Có thể chỉ khác con số tỷ lệ trồi
xụt qua mỗi thời kỳ hoặc tùy thuộc nơi chốn, hoàn cảnh. Chẳng hạn thực tế ở Việt
Nam hiện nay, gần như cả một thế hệ đang “thi đua” mà xuống dốc... không
phanh!
Còn
đâu là người Tổ Quốc mong cho mai sau
Chẳng
cứ cổ nhân mà ngày nay, danh ngôn ở xứ xở nào cũng vẫn ca tụng “tuổi trẻ là
tương lai của dân tộc” hoặc “tuổi trẻ là niềm hy vọng của đất nước” và còn nhiều
câu “lời vàng ý ngọc” khác nữa nhằm đề cao giá trị của tuổi trẻ đồng thời xác
định vị trí và vai trò của những người trẻ trong tương lai của một quốc gia. Hồi
nhỏ ở Việt Nam, ngay từ thuở mới cắp sách đên trường cho tới khi “xếp bút nghiên
theo việc đao cung,” chúng tôi - cả nam lẫn nữ - vẫn được nghêu ngao bài hát
“Học sinh hành khúc,” trong đó đặc biệt nổi bật nhất là câu “Học sinh là người
Tổ Quốc mong cho mai sau,” bởi thế lời ca này đã trở thành danh ngôn.
Thông
thường danh ngôn, tức câu nói có “lời hay ý đẹp” nên được nhiều người truyền
tụng từ đời này sang đời sau mà nếu giá trị về ý nghĩa của lời nói đó luôn luôn
“thừa thắng xông lên” mà vượt cả không gian và thời gian thì trở thành bất tử.
Ngược lại, cũng có những câu chỉ thích hợp với một gia đoạn lịch sử nào đó mà
thôi, sau vì dân trí mở mang, xã hội phát triển, cuộc sống thăng tiến... nên trở
thành lỗi thời.
Chẳng
hạn danh ngôn “tam tòng tứ đức” dành cho nữ giới. Trong khi đạo “tam tòng” (tại
gia tòng phụ - xuất giá tòng phu - phu tử tòng tử) đã “tiêu diêu miền cực lạc”
từ khuya rồi; theo đó bất cứ giá nào, người con gái khi còn ở nhà thì phải theo
cha, lúc lấy chồng, phải theo chồng, nếu chẳng may chồng chết thì phải theo con
trai.
Ngày
nay, sức mấy mà... theo tuần tự như thế; thí dụ chồng có “an giấc ngàn thu” thì
quả phụ “bước thêm bước nữa,” tội gì mang thân phận góa bụa. Đó là chưa nói tới
hoàn cảnh muốn theo con - chẳng cứ con trai - chưa chắc nó đã chịu cho! - còn
đạo “tứ đức” (công, dung, ngôn, hạnh) thì giá trị vẫn “trơ trơ như đá vững như
đồng,” nghĩa là bất biến theo thời gian và hoàn cảnh.
Trở
lại với những danh ngôn về tuổi trẻ như đã nêu ở trên, phải khách quan mà xác
quyết nội dung của các câu ấy “chuẩn” hết chỗ chê và vì thế giá trị được đánh
giá là vĩnh viễn. Chẳng thế mà các chính thể mang tính nhân bản và văn minh,
giới cầm quyền khôn ngoan và thích thời... đều tìm mọi cách duỡng dục tuổi trẻ
về mọi phương diện, cụ thể về mặt đức dục, trí dục và thể dục... cho tới nơi tới
chốn. Chỉ trừ chế độ cộng sản, độc tài - như chế độ Việt cộng hiện thời - chỉ
biết sắt máu, độc quyền, tham lam, “dốt đặc cán mai”... để rồi toàn dân nói
chung bị đẩy “Xuống Hàng Chó Ngựa,” tuổi trẻ nói riêng lâm vào tình trạng...
“xuống dốc không phanh.”
Những
minh chứng “năm tỏ rõ mười” này đã được nêu ra trong một hội nghị nhằm chia sẻ
kinh nghiệm về chính sách phát triển thanh niên do UNFPA (United Nations
Population Fund, một tổ chức của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đặc trách về các vấn đề
Dân Số và Phát Triển) tại Việt Nam tổ chức hồi đầu tháng Ba năm nay. Trước hội
nghị, bộ Nội Vụ Việt Cộng đã hợp tác với UNFPA để nghiên cứu về hiện trạng thanh
niên Việt Nam để rồi kết quả được công bố vào dịp này với tiêu đề: “Thanh niên
Việt Nam suy kém về thể lực, mạnh bia rượu, khỏe hút thuốc.”
Tưởng
cũng cần “thanh minh thanh nga” rằng khi nói đến từ “thanh niên” hay “giới trẻ,”
người ta thường hiểu gồm cả nam lẫn nữ. Theo tài liệu của UNFPA, tính đến năm
2014, tổng số thanh niênViệt Nam trên toàn quốc là hơn 25 triệu, chiếm 27.7 phần
trăm dân số. Hiện tại, tỷ lệ biết đọc, biết viết nói chung của thanh niên Việt
Nam là 96,3 phần trăm, chia ra nam giới chiếm 96.7 phần trăm và nữ là 95.8 phần
trăm.
Tầm
vóc và thể lực của giới trẻ Việt Nam chiếm hạng nhất về mức... thấp kém!
Trong
hội nghị nêu trên - ngày 2 tháng 3, 2016 - Vũ Đăng Minh, Vụ Trưởng vụ Công Tác
Thanh Niên thuộc bộ Nội Vụ Việt Cộng, trong phần khai mạc đã “đánh trống gõ mõ”
ầm lên khoe “những chính sách hoành tráng và đầy ấn tượng của đảng và nhà nước
đối với giáo dục và đào tạo, lao động và việc làm, chăm sóc sức khỏe cho thanh
niên.” Vậy thành tích thế nào nhỉ? Kết quả nghiên cứu của UNFPA trả lời: “Về
tình trạng sức khỏe thể chất, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam chỉ đạt
164.4 cm (thấp hơn 13 cm so với mức tiêu chuẩn); trung bình chiều cao nữ giới
Việt Nam là 153.4 com (thấp hơn 10 cm so với tiêu chuẩn).
Như
vậy, chiều cao trung bình của giới trẻ Việt Nam nói chung - cả gái lẫn trai -
kém những 8 cm so với tiêu chuẩn, thấp hơn nhiều so với thanh niên ở các nước
trong khu vực, chẳng hạn thua thanh niên Trung Quốc 7 cm, kém Singapore và Thái
Lan 5 - 6 cm... nói chi đến thanh niên của Đại Hàn, Nhật Bản... Trong thời đệ
nhị thế chiến, khi phát-xít Nhật sang xâm chiếm Việt Nam, các cụ nhà ta lúc thấy
quân lính Nhật đã chê ngay là những “thằng lùn.” Vậy mà ngày nay, thanh niên
Nhật đứng... xoa đầu thanh niên Việt Nam dưới chế độ cộng sản.
Chiều
cao đã “khiêm nhượng” như vậy, thanh niên Việt Nam cũng... nhường nhịn luôn cho
“tiện và lợi” về thể lực. Chẳng thê mà tỷ lệ được ghi trong bản báo cáo của
UNFPA cho thấy sức bền bỉ và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào hạng
“kém” - và so với mức tiêu chuẩn, lại xuống tới bậc “rất kém”!
Tại
sao các kết quả nghiên cứu trên lại “buồn thúi ruột” như vậy? Có nhiều nguyên
nhân lắm nhưng ở đây cũng mạn phép chỉ dựa trên bản báo cáo của UNFPA mà thôi.
Theo đó hệ quả chủ yếu là bơỉ bia rượu và thuốc lá!
Hút thuốc lắm, bia rượu nhiền!
Mốt
sống của đa số thanh niên Việt Nam hiện nay là “sáng uống, trưa nhậu, tối lai
rai” để rồi có hình ảnh chụp theo kiểu “tự sướng” (selfie): “sáng say, trưa sỉn,
tối lao đao.” Tính sơ sơ, trung bình người Việt nói chung tiêu thụ trên 3 tỉ lít
bia rượu/năm. Theo WHO, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tỷ lệ uống bia rượu ở Việt Nam đã
tăng tối thiểu 200 phần trăm trong vòng gần 10 năm qua.
Vẫn
theo WHO, Việt Nam hiện chiếm “huy chương đồng” về tỷ lệ tiêu thụ bia ở Á Châu,
chỉ sau Trung Quốc và Nhật nhưng lại đoạt “huy chương vàng” về mức tiêu thụ đồ
uống có cồn. Nếu tính số lượng “bạn ta” hiện tiếp tục uống tới “đô” mà WHO định
nghĩa là “mức nguy hiểm,” thì cứ 4 người uống bia rượu, ắt một người đã đạt chỉ
tiêu,” nghĩa là uống hơn 6 ly bia/rượu trong một bữa nhậu, bởi đó “điều này trở
thành mức thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe của đồng bào Việt Nam.”
Nữ
giới Việt Nam nay cũng... nhậu “tới bến” tuy nhiên chưa “đạt chỉ tiêu” vì theo
WHO, chỉ có 2 phần trăm các bà, các cô uống đều đều bia rượu.
Quán
nhậu thì miễn nói, thi đua mà mọc lên còn hơn nấm dại, từ quán cóc lề đường đến
các bar sang trọng trong dinh thự “siêu sao.” Quán nào cũng đông nghẹt khách.
Trong khi đó, giới nào trong xã hội bây giờ cũng chủ trương “vô tửu bất thành
lễ” hay “nam vô tửu như kỳ vô phong,” vui nhậu, buồn nhậu, xả xui nhậu, giận đời
nhậu, rảnh rổi nhậu... thậm chí không vui chẳng buồn cũng nhậu , v.v. thì sớm
muộn gì Việt Nam cũng trở thành một “cường quốc bia rượu.” Bởi thế, so với các
hoạt động thương mại khác, có thể nói ngành kinh doanh bia rượu được “đánh giá”
là béo bở hơn cả... Còn thì “sống chết mặc bay”!
Stephane
Gripon, Tổng Giám Đốc của Diageo ở Việt Nam, nhận xét: “Với dân số khoảng 90
triệu người, một nửa trong số này dưới 30 tuổi và số người thuộc tầng lớp trung
lưu đang gia tăng nhanh chóng, Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với các
công ty sản xuất rượu mạnh.”
Mà
thông thường, uống vẫn đi đôi với hút. Người sành điệu phải biết tay nâng ly,
miệng phì phò điếu thuốc. Ai nấy như thi đua nuốt nửa phần khói, nhả phân nửa
khói ... liên tục cứ như cái bễ lò rèn.
Những hệ lụy nghiêm trọng
Nốc
rượu như thế, ngốn thuốc như vậy... đương nhiên phải có những hệ lụy “trần ai
khoai củ” mà thực tế là xơ gan, nám phổi, sức khỏe “xuống dốc không phanh,” tai
nạn giao thông, bạo lực gia đình. Bản báo cáo của UNFPA cho biết: “Chấn thương
và tai nạn giao thông là vấn đề nghiêm trọng đối với thanh niên Viêt Nam. Đơn
cử, có 30.8 người trên 100,000 thanh niên trong lứa tuổi 20 - 24 bị tử thương vì
tai nạn giao thông do bia rượu gây ra.”
Vậy
mà, theo UNFPA: “Việt Nam vẫn chưa có một chương trình hay mô hình điển hình nào
có tac động giúp thanh niên/vị thành niên cai nghiện rượu bia và thuốc lá... nói
chi đến một chính sách hữu hiệu can thiệp về tình trạng nặng nề say sỉn trong
cộng đồng.”
Trong
khi đó, nhậu nhẹt thì không rủ cũng đến, thanh niên Việt Nam còn thì giờ và sức
lực đâu nữa đển tham gia vào các công tác xã hội hay thiện nguyện. Tuy không
chính thức nghiên cứu, UNFPA cũng có cái nhìn tổng quát: “Theo báo cáo, tỉ lệ
thanh niên Việt Nam tham gia vào các sinh hoạt xây dựng là rất thấp (khoảng 14,4
phần trăm); trong đó nhóm sinh viên có tỉ lệ tương đối cao so với các nhóm thanh
niên ở khu công nghiệp và thanh niên nông thôn.”
“Đối
tượng” bị thiệt hại nghiêm trọng hơn cả bởi tệ nạn giới trẻ ở Việt Nam hút thuốc
lắm, bia rượu nhiền để rồi thể lực suy kém... ấy là đất nước và Tổ Quốc Việt
Nam. Hơn lúc nào hết, quê hương đang cần những đầu óc, những trái tim và những
bàn tay khôi phục lại giang sơn, dẹp tan chế độ độc tài vốn chỉ biết “hèn với
giặc, ác với dân” để mang lại cho dân tộc hòa bình, dân chủ và nhân quyền, để
ngăn chận tham vọng bành trướng của bọn Tàu cộng... Vậy mà giới trẻ ngày nay tối
ngày chỉ “chân nam đá chân chiêu,” thử hỏi còn đâu là lý tưởng “tuổi trẻ là
tương lai của dân tộc” và “tuổi trẻ là niềm hy vọng của đất nước”? Than ôi, niểm
hy vọng và tin tưởng nơi thanh niên Việt Nam đã thật sự “xuống dốc không phanh”
rồi chăng?
HOÀI MỸ
=> Cái chết của tâm
hồn người Việt Nam! (GNsP)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét